Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Học Illus - Phần III: ĐƯỜNG CONG (PATH)

I.Vẽ đường cong Bézier:


Để vẽ một đường cong tự do (Bézier), chúng ta có các công cụ sau :


1.Công cụ Pen Tool(P): Dùng để vẽ đường path tự do.
1.1.Dạng các đoạn gấp khúc.





1.2.Hoặc đường cong Bézier:


Đặc điểm:
-Đường vẽ được tạo thành bởi nhiều cung(segment) liên tiếp nhau.
-Độ dài của mỗi cung được giới hạn bởi hai điểm đầu của cung(gọi là điểm neo – Auchor point). Để đơn giản, ta sẽ tạm gọi những điểm neo này là những “nút”.
-Tại mổi điểm neo có hai tiếp tuyến. hướng và độ dài các tiếp tuyến này điều khiển độ cong của các cung ở hai bên điểm neo.
-Có hai loại điểm neo:
oĐiểm neo trơn(smooth point): hai tiếp tuyến thẳng hàng.



oĐiểm neo nhọn: hai tiếp tuyến gãy góc.



Một số quy tắc khi vẽ Bézier:
-Khi đang vẽ điểm trơn, nhấn giữ Alt và đổi chiều tiếp tuyến để đổi điểm trơn thành điểm nhọn.
-Nếu muốn vẽ đoạn thẳng, ta thực hiện như sau :
oĐặt các điểm neo ở hai đầu của đoạn cong, không đặt điểm neo tại đỉnh của đoạn cong.
oKhông vẽ quá nhiều điểm neo trên đường cong(đường cong sẽ không mịn màng đâu nhá).
oQuy tắc 1/3: tiếp tuyến có chiều dài khoảng 1/3 của đoạn cong tiếp theo.



1.3.Công cụ Add Anchor Point Tool:
-Thêm điểm neo cho path: chọn đối tượng sau đó di chuyển công cụ pen đến đường path(xuất hiện dấu cộng bên cạnh công cụ pen) và nhấp chuột lên đường path để thêm điểm neo.
1.4.Công cụ Delete Anchor Tool :



Xoá bớt điểm neo. Di chuyển công cụ pen đến điểm neo cần xoá( xuất hiện dấu trừ bên cạnh công cụ pen) và nhấp chuột lên để xoá điểm neo đó.
1.5.Công cụ Convert Anchor Point Tool:
-Phím tắt là Shift +C.
-Đổi điểm neo trơn thành điểm neo góc, điểm neo góc thành điểm neo trơn bằng cách nhấn và giữ phím Alt sau đó nhấp vào tại điểm trơn hoặc gãy góc để chuyển đổi.

II.Object > Path :
1.Join (Ctrl + J) :
-Nối hai đầu nut (endpoints) của một đường cong(opended path) để tạo thành một đường cong kín(closed path).
-Hoặc để nối hai đầu nut(endpoints) hở của hai đường paht khác nhau.
2.Averaga(Ctrl + Alt + J) :



-Dùng để gióng thẳng hàng các điểm neo ( anchor points) theo phương ngang(horizonal) hoặc theo phương dọc (vertical) hoặc cả hai( hai điểm neo chồng lên nhau).
-Khi thực hiện lệnh này ta cần chọn hai điểm neo, các điểm neo sẽ di chuyển về một nữa khoảng cách của chúng.



-Gióng điểm bằng Palette Align: chọn các điểm cần gióng nhấn Shift + F7 để bật bảng Align lên: Khi đó bảng Align phần Align Object sẽ đổi thành Align Anchor points : sau đó chọn theo ý định gióng điểm của bạn.( điểm chọn sau cùng sẽ làm chuẩn).
3.Outline Stroke:
Chuyển đổi đường viền(stroke) của một path thành một đối tượng được tô màu(fill Object) có cùng độ dày (weight) với đường viền ban đầu.
4.Offset path :
Dùng để tạo đường path mới đồng tâm và cách đều với một path có trước( Nếu trị số Offset dương đường path đồng tâm và cách đều ra bên ngoài. Nếu trị số offset âm dường path đồng tâm và cách đều trong đường path ban đầu).
Rất hay dùng nếu sau này các bạn trở tay design pro 
5.Simplify:
Dùng để bỏ bớt điểm neo thừa trên path


6.Add Anchor Points:
Dùng để thêm điểm neo cho đường path nằm giữa hai điểm ban đầu(tăng gấp đôi số điểm mỗi lần thực hiện lệnh).
7.Divide Object Below :
Cho phép chọn một đối tượng làm khuôn cắt để cắt các đối tượng khác. Các đối tượng khác sẽ bị cắt thành những phần rời rạc. Sau khi cắt xong, đối tượng được chọn làm khuôn sẽ bị mất. Đối tượng được chọn làm khuôn cắt không nhất thiết phải là đối tượng nằm trên cùng.
-Chọn đối tượng làm khuôn cắt.
-Vào menu Object > Path >Divide Object Below.
Chú ý là đối tượng làm khuôn phải là một nhóm.


Các đối tượng ban đầu.


Sau khi thực hiện lệnh.

Tách rời các đối tượng.8.Split Into Grid:
Cho phép chia một hoặc nhiều đối tượng thành tập hợp các hình chữ nhật được sắp xếp theo dòng và cột
9.Clean Up :
-Dùng làm sạch bản vẽ.
-Nhấp chọn lệnh sau đó nhấp OK.



III.ĐƯỜNG CONG PHỨC HỢP.(Compound Path)


Compound path là một kết hợp của hai hay nhiều path độc lập. Vùng chồng lấp lên nhau của các path sẽ trỡ nên trong suốt(transparent) và không tô màu được. Để chọn các phần tử của Compound path ta sử dụng công cụ Direction Tool hoặc Group Selection Tool, cách thực hiện :
-Bước 1: chọn tất cả các path cần hợp thành path phức hợp.
-Bước 2: chọn object > compound path > make(ctrl + 8). Path phức hợp được sinh ra sẽ có thuộc tính fill và stroke của đối tượng nằm dưới cùng.
1.Pathfinder Palette:
-Dùng để hỗ trợ việc xử lý các đối tượng riêng lẻ, độc lập để tạo thành những đối tượng mới.
-Chọn window>Pathfinder(Ctrl + Shift + F9)



-Pathfinder palette gồm hai loại nút :
a.Shape Modes Buttons :

-Add to shape are :
Hàn hay kết nối đối tượng chồng lấp lên nhau thành một đối tượng. Đối tượng kết xuất sẽ có thuộc tính fill và stroke của đối tượng trên cùng.



-Subtract From Shape Area :
Lấy đối tượng nằm trên cắt bỏ phần giao đối tượng nằm lớp dưới.



-Intersect Shape Area :
Lấy phần giao của các đối tượng được chọn



-Exclude Overlapping Area :
Giữ lại phần không trùng lấp của các đối tượng. Nếu số các đối tượng trùng lấp là một số chẳn thì phần trùng lấp sẽ trở thành trong suốt. Nếu số các đối tượng trùng lấp là một số lẻ thì phần trùng lấp sẽ được tô màu.

Lưu ý : với bốn lệnh trên sau khi thực hiện bạn phải nhấp vào nút lệnh Expand phía bên tay phải để hoàn tất.
b.Pathfinder Buttons : kết quả là một nhóm(group) của các paths :



•Divide :
Phân chia các đối tượng thành nhiều đối tượng bởi các đường thẳng cắt ngang tạo thành những đối tượng độc lập nhau sau khi bạn ungroup nó ra.
•Trim :



Các phần giao nhau của các đối tượng sẽ bị cắt ra thành từng mảnh. Sau khi thực hiện lệnh trim các đường viền(stroke) sẽ bị mất.
•Merge :
Cũng dùng phân mảnh các đối tượng có phần giao nhau( giống như trim) tuy nhiên sau đó các phần trùng lấp có màu giống nhau sẽ được kết nối lại với nhau.
•Crop :



Thực hiện Divide chia các đối tượng của bản vẽ thành các thành phần được tô màu bên trong, sau đó loại bỏ những phần của bản vẽ nằm bên ngoài phạm vi của đối tượng trên cùng. Tất cả các stroke cũng sẽ bị mất trong quá trình thực hiện lệnh Crop.
•Outline :
Các đối tượng được chọn sẽ chuyển thành viền. Màu viền của các đối tượng này sẽ lấy theo màu nền ban đầu của các đối tượng đó.
•Minus Back :
Lấy đối tượng nằm dưới cắt bỏ phần giao đối tượng nằm lớp trên.



IV.CLIPPING MASK :
Clipping mask cho phép ta chỉ hiển thị một phần của bản vẽ nằm bên trong một path, còn phần bên ngoài path sẽ trở thành trong suốt.



Cách thực hiện :
-Vẽ một đường làm mask. Lưu ý rằng mask phải nằm trên đối tượng bị che.
-Chọn đồng thời hai đối tượng : bản che(mask) và đối tượng bị che(masked object)
-Chọn object>Clipping mask > mask(Ctrl + 7)
-Sau khi đã thực hiện clipping mask, để có thể chọn mask và masked object một cách độc lập ta nên hiển thị bản vẽ ở chế độ outline(Ctrl + Y) hoặc ta có thể sử dụng chức năng select > object >clipping mask.
-Để huỷ bỏ tác dụng của clipping mask, ta chọn object clipping mask > Release(ctrl + alt + 7).
Chú ý : không nên sử dụng các path các phức tạp để làm mask, bạn có thể gặp khó khăn khi in. (chưa có điều kiện để test- có ai làm thì chỉ chia sẽ phần này đi. Thầy cô bảo thế đấy.)

-- Sưu tầm --

1 nhận xét:

  1. http://blog.yahoo.com/_6VDKJTYOZASRSOXEO2YBX6ZIRM/articles/762343/index

    Trả lờiXóa